17 Luật Bóng Đá Cơ Bản Và Quan Trọng Mà Bạn Cần Nắm

Luật bóng đá là hệ thống các yếu tố cơ bản được ban hành bởi Uỷ ban Bóng đá Quốc tế IFAB. Theo đó, quy tắc sẽ được áp dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu bạn có niềm đam mê với bộ môn này, hãy tìm hiểu rõ mọi quy định cơ bản thông qua bài viết dưới đây của LuongSontv

Điều 1: Quy định về sân thi đấu

Luật bóng đá quốc tế quy định sân thi đấu phải đạt chuẩn khi thỏa mãn đủ các yếu tố sau:

  • Mặt sân phải là cỏ tự nhiên hoặc cỏ nhân tạo, không làm cản trở khi các cầu thủ di chuyển.
  • Sân hình chữ nhật, chiều dài từ 90 – 120m, chiều rộng 45- 90m. 
  • Các đường giới hạn có chiều rộng không vượt mức 12cm. 
Quy định về sân thi đấu đúng luật
Quy định về sân thi đấu đúng luật

Điều 2: Quy định về quả banh

Trái banh được dùng để thi đấu phải được làm từ cao su tổng hợp, chu vi từ 68 – 70cm, trọng lượng 410 – 450gr. Nếu trong thời gian thi đấu mà banh có dấu hiệu bị hư hại, trọng tài chính sẽ có quyền quyết định được thay hay không. 

Điều 3: Số lượng cầu thủ

Luật bóng đá quy chế cụ thể số lượng cầu thủ thi đấu trên sân là 11 người. Còn thay thế trong 1 trận đấu là 3 người. 

Điều 4: Trang phục

Trang phục phải đủ áo thi đấu có tay, quần đùi, giày, vớ dài, bọc ống chân. Lưu ý, 2 đội so tài phải sở hữu màu sắc trang phục khác biệt nhau để mọi người dễ phân biệt và theo dõi. 

Điều 4: Trọng tài

Trong 1 trận đấu sẽ bao gồm 1 trọng tài chính và 2 vị trợ lý trọng tài. Luật bóng đá cũng quy chế trọng tài chính có thẩm quyền cao nhất trong mọi tình huống. Tuy nhiên, trọng tài chính vẫn có thể tham khảo ý kiến từ các trợ lý để đưa ra quyết định công tâm hơn. 

Điều 6: Trợ lý trọng tài

Trợ lý trọng tài sẽ có những nhiệm vụ chính như sau: 

  • Đánh giá đường đi của bóng vượt khỏi đường giới hạn không. 
  • Xác định việt vị.
  • Xác định banh và vị trí của thủ môn trong tình huống phạt đền
  • Hỗ trợ thay người
Trợ lý trọng tài hỗ trợ trọng tài chính để có quyết định công bằng nhất
Trợ lý trọng tài hỗ trợ trọng tài chính để có quyết định công bằng nhất

Điều 7: Thời gian thi đấu

Trong luật bóng đá, mỗi trận có 2 hiệp, mỗi hiệp diễn ra trong vòng 45 phút. Thời gian nghỉ ngơi giữa 2 hiệp không được quá 15 phút. 

Điều 8: Quy định giao bóng

Bóng được giao ở thời điểm bắt đầu trận đấu, bắt đầu hiệp 1, hiệp 2, hiệp phụ hoặc sau khi bàn thắng được công nhận. Người giao được phép chạm 2 lần. 

Điều 9: Banh trong cuộc và ngoài cuộc

Luật bóng đá đã đưa ra khái niệm banh ngoài cuộc khi đi hết đường biên dọc và biên ngang. Còn trong cuộc được tính từ thời gian bắt đầu đến kết thúc trận đấu. 

Điều 10: Bàn thắng

Bàn thắng công nhận hợp lệ khi quả banh nằm trọn trong vạch cầu môn.

Điều 11: Việt vị

Phạm lỗi việt vị khi đứng gần đường biên ngang bên sân đối phương hơn banh và cầu thủ đối phương. Và khi phát hiện lỗi, trọng tài sẽ xử phạt bằng cách cho đối phương đá phạt gián tiếp. 

Điều 12: Phạm lỗi trên sân thi đấu

Các cầu thủ phạm lỗi trận sân sẽ bị trọng tài thổi phạt. Trong đó, những vấn đề sẽ tính là lỗi vi phạm như sau:

Lỗi trực tiếp

Nhảy vào người của đối phương, tìm cách ngáng, đẩy hoặc xoạc chân. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt bằng cách cho đội đối thương đá trực tiếp tại vị trí xảy ra lỗi. 

Lỗi gián tiếp

Lỗi gián tiếp của thủ môn là giữ banh quá 6 giây, chạm ngay sau khi thả banh, dùng tay chơi. Còn lỗi đối với cầu thủ là ngăn thủ môn thả banh, có cách chơi nguy hiểm,… Tất cả những trường hợp này sẽ bị cảnh cáo hoặc trục xuất quyền thi đấu. 

Phạt thẻ

Với luật bóng đá, trọng tài dùng thẻ vàng để cảnh cáo cầu thủ trên sân, dự bị hoặc đã bị thay ra ngoài. Còn thẻ đỏ là để trục xuất quyền thi đấu trực tiếp đối với ai vi phạm lỗi nặng hoặc đã nhận thẻ vàng 2 lần. 

Xem thêm: Ronaldo Giàu Cỡ Nào? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Mức Khu Nhập 

Điều 13: Quả phạt

  • Đá phạt trực tiếp và bàn thắng công nhận khi bóng đi thẳng vào cầu môn. 
  • Đá phạt gián tiếp và bàn thắng công nhận khi bóng vào cầu môn bởi một cầu thủ khác. 

Điều 14: Phạt đền

Khi thực hiện quả phạt đền, bóng phải đặt tại chấm phạt đều đã được đánh dấu trên sân. Người bắt banh đứng trên đường khung thành giữa 2 cột, song song với cột ngang. Các vận động viên khác phải đứng phía sau chấm phạt, cách ít nhất 9,15m.

Quy định phạt đền trong luật bóng đá
Quy định phạt đền trong luật bóng đá

Điều 15: Ném biên

Luật bóng đá ném biên quy định khi banh bay ra khỏi đường biên dọc thì cầu thủ đội nào không chạm cuối cùng sẽ ném biên. Các vận động viên khác phải đứng cách xa vị trí ném ít nhất 2m.

Điều 16: Phát bóng

Khi đội tấn công chạm banh cuối cùng và để vượt qua biên ngang thì sẽ có quả phát bóng. Nếu quả này vào khung thành thì bàn thắng sẽ tính hợp lệ khi bóng đi vào khung thành của đối phương, được đá từ bất kỳ điểm nào trong khu vực sân thi đấu. 

Điều 17: Phạt góc

Nếu cầu thủ đội phòng ngự chạm bóng cuối cùng nhưng ra khỏi đường biên ngang thì sẽ hưởng phạt góc. Phạt góc được đá ở góc sân gần với vị trí bóng ra khỏi đường biên. Các vận động viên phải giữ khoảng cách ít nhất 9,15m ở ngay chỗ đá phạt. 

Bài viết trên của Luong Son đã tổng hợp 17 luật bóng đá cơ bản mà mọi người cần nắm trước khi vào sân thi đấu. Chúng sẽ giúp bạn có được cuộc so tài hoàn hảo, công bằng và văn minh. Đồng thời, hạn chế tình trạng chơi xấu và gian lận của các bên tham gia. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *